Lê Mộng Nguyên Lê Mộng Nguyên

<<< Retour >>>

Version Trăng Mờ Bên Suối - mp3

Traduction Française ( En Bas de Page )

Tiểu Sử Lê Mộng Nguyên

Lê Mộng Nguyên là một nhà hiến pháp học, một nhà phê bình văn nghệ (Nguyệt san Nghệ Thuật – Montréal 1998-2007), một nhà văn (Chủ Biên Văn Hóa Nguyệt san « Đối Lực » & Tam Cá Nguyệt « Khai Thác Thị Trường » của TS Nguyễn Bá Long (Toronto – Canada), Cố Vấn chính trị và văn hóa Radio Free Vietnam – New Orleans, thuộc Ban Biên Tập rất nhiều tạp chí lẫy lừng ở Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu…), một nhà thơ và nhạc sĩ tác giả khúc ca bất hủ Trăng Mờ bên Suối (Lune vague sur la source des montagnes)… Bài TMBS được sáng tác vào mùa thu 1949 để đánh dấu một mối tình bất diệt nhưng vô vọng giữa hai đứa trẻ yêu nhau trong thời khói lửa, vì sẽ xa nhau mãi mãi… sau một đêm gặp gỡ cuối cùng bên bờ suối dưới ánh trăng mờ : Ai hay chia lìa, Sương gió biên thùy, Hiu hắt người đi sa trường xa… Lúc bấy giờ, chiến tranh bùng nổ giữa quân đội Quốc gia (dưới thời cựu hoàng Bảo Đại, Quốc trưởng kiêm Thủ tướng chính phủ thành lập ngày 01 th.07-1949 với Tướng Nguyễn Văn Xuân, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng), dư luận xôn xao về cuộc tổng động viên sắp ban hành… Trong trường hợp nào và những tình cảm, kỷ niệm nào đã cho tác giả nguồn cảm hứng để sáng tác nhạc phẩm TMBS ? Linh tính một sự đau khổ trong tương lai vì phải rời quê cha đất tổ qua năm sau (nghĩa là cuối 1950) cùng với óc tưởng tượng dồi dào của một học sinh rất trẻ tuổi đã làm cho tác giả biến hóa những buổi gặp nhau bên bờ sông Hương sau Đài Trận Vong Chiến Sĩ nằm trước cửa hai trường trung học Khải Định - Đồng Khánh và trên đường Nam Giao (nơi trú ngụ của cô gái Huế mới tuổi dậy thì : Về nơi mô ? Chiều Nam Giao, nhớ người Bến Ngự, nhớ lời ước thề ! – trích « Bài Thơ Huế » của LMN) trong lúc chiều vàng mặt trời sắp xuống, thành một buổi gặp gỡ cuối cùng bên bờ suối vắng dưới ánh trăng mờ, mà ngay hoa lá cũng động lòng nức nở nỗi chia ly :

Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
Một đêm thiết tha rồi đây xa cách
Rồi đây hai ngả biết tới phương nào…

Tiến Sĩ Lê Mộng Nguyên được bầu làm Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại Pháp ngày 05 th.12 năm 1997 (thay thế cựu hoàng Bảo Đại băng hà ngày 31 th.07-1997), đã từng hành chức giáo sư - Tiến sĩ tại Đại học Luật và Kinh tế  Panthéon-Sorbonne, Besançon, Paris VIII-Saint Denis và Paris IV-Sorbonne nouvelle (giảng dạy luật Hiến Pháp, Khoa Học Chính Trị, Tài Chánh Công Hữu, Quốc Tế Công Pháp, Công Pháp Phổ Thông, Luật Thuế Vụ…) và luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris, từ 1962 đến 1997. Ông là tác giả hơn 20 sách biên khảo rất nổi tiếng bằng Pháp ngữ về Dân Chủ Tự Do, như : « La Constitution de la Ve République de Charles de Gaulle à François Mitterrand », (Hiến Pháp Đệ Ngũ Cộng Hòa từ Charles de Gaulle đến François Mitterrand) in lần thứ tư, dày 518 trang, do nhà xb STH (Sciences et Techniques Humaines) - Paris 1989, « La Constitution de 1958 » (Hiến Pháp 1958),L’Hermès xb - Paris 1996, « Les systèmes politiques démocratiques contemporains », (Những Chính Thể Dân Chủ Hiện Đại)in lần thứ tư, STH xb – Paris 1994, « Finances publiques » (Tài Chánh Công Hữu),L’Hermès xb -  Paris 1997, « Le budget de l’État » (Ngân Sách Quốc Gia),L’Hermès xb - Paris 1997, « Initiation au droit » (Pháp Luật Khai Tâm), STH & L’Hermès, 1996)… và về những vấn đề liên can đến vùng Đông Nam Á nói chung và đến Việt Nam nói riêng, như : « Classes sociales et mouvements politiques au Vietnam de 1919 à 1939 », Giai Cấp Xã Hội và Phong Trào Chính Trị ở Việt Nam từ 1919 đến 1939 (Giải Thưởng Luận Án Tiến Sĩ Quốc Gia 1963), vân vân… cũng như nhiều sách tổng hợp : « Le Vietnam au présent », Nước Việt Nam Hiện Thời (Đường Mới xb, 1992), « Les agglomérations urbaines dans les Pays du Tiers Monde », Vùng thành thị trong các nước thuộc Đệ Tam thế giới (Bruxelles, 1971), « Le mouvement de constitutionnalisme vietnamien »,  Phong Trào Hiến Pháp Việt Nam (Athènes, 2004), vân vân… và bằng Việt ngữ như : Đảng Cộng sản trước thực trạng Việt Nam (ĐM xb - Paris 1994), Những vấn đề cấp thiết của Việt Nam (nhà xb Tiếng Gọi Dân Tộc – Paris 1995)…   

Với tư cách luật gia – nhà văn và ký giả  Lê Mộng Nguyên đã viết và cho đăng trên báo bằng Pháp ngữ và Việt ngữ nổi tiếng hoàn cầu hơn 200 ký sự, tùy bút và biên khảo về hiến pháp, chính trị, xã hội và kinh tế… Trên mặt văn học nghệ thuật (thơ văn), ông đã cộng tác với nhiều tác giả trong Tuyển Tập Thơ Văn HOA VÀNG (Ngọc An, San Jose 2003), Thi Văn Viễn Xứ Tuyển Tập 2 (Hoàng Xuyên Anh, San Jose 2007) và 50 Năm Thơ & Người Thơ (Dương Huệ Anh, Phương Đông xb, 2007). Cũng như Lê Mộng Nguyên đã cộng tác bằng Việt ngữ với Cụm Hoa Tình Yêu (CHTY) Tập 4-1998, T. 5-1999, T. 6-2000, T. 7-2001, T. 8-2002…, T. 11- 2006, và bằng Pháp ngữ trong Fleurs d’amour (Flowers of love) năm 2000, 2002, 2004 (Tome 1), 2004 (T. 2), CHTY Thi Tập XII - 2008 (Tam Ngữ), tất cả đều do Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại (Garland, Texas 75042) xuất bản.
Lê Mộng Nguyên vừa cho xuất bản trong năm 2005 sách truyện ngắn Pháp ngữ : « Contes philosophiques d’Asie » (Tiểu thoại triết lý Á Đông - nhà xb L’Harmattan- Paris) và trong năm 2006 sách biên khảo Việt ngữ  « Nhà Văn Hải Ngoại Tập 1 » (Les Écrivains Vietnamiens d’Outre-Mer, Tome 1 - nhà xb Nắng Mới).
   
Nhạc Sĩ Lê Mộng Nguyên là tác giả hơn một trăm ca khúc như… Trăng Mờ Bên Suối (1949), Vó Ngựa Giang Hồ (1948), Đàn Chim Xuân (1948), Kỷ Niệm Chiều (1950), Mừng Khánh Đản (1948), Thành Đạo (1950), Xuân Tươi (1945), Một Chiều Thương Nhớ (1949), Hoàng Hoa Thôn (1950), Nhớ Huế (1950), Bài Thơ Huế (1950), Về Chơi Thôn Vỹ (1950), Bến Đời Không Ước Hẹn (1950), Xa Vời Bóng Chim (1950), Mỵ Châu Trọng Thủy (1948), Cô Gái Huế (1950), Dạ Lan Hương (1949), Ngàn Dặm Quan San (1949), Đôi Mắt Nhung (1950), Mơ Đà Lạt (1950), Ly Hương (1950)… lúc còn ở nước nhà. Từ ngày bỏ nhà ra đi lưu lạc đất khách : Xuân Tha Hương (1951), Lá Thư Cho Mẹ (1951), Bên Giòng Sông Seine (1951), Bụi Đời (nhạc phim, 1957), Chiều Vàng Bên Chợ Đông Ba (1988), Kiếp Giang Hồ (1992), Xuân Về Nhớ Mãi Quê Hương (1981), Quê Tôi (1991), Việt Nam Thắm Tươi… và trong những năm 2001-2009 : Tìm Lại Ngày Xưa, Mưa Huế, Thề Non Nước (Thơ Tản Đà), Giao Mùa (Thơ Phạm Ngọc), Thu Trên Sông Seine (Thơ Vương Thu Thủy), Chiều Vàng Năm Xưa, Em Cho Anh Tình Yêu (Thơ Minh Hồ), Hòa Nhịp Yêu Thương (Thơ Minh Hồ), Hoa Sen (Thơ Minh Hồ), Nhớ Cha (Thơ Minh Hồ Đào), Lời Cuối Của Anh (Tho MHĐ), Quốc Hận Bao Nhiêu Năm ? (Thơ MH-MHĐ), Thương Ca Mùa Hạ (Thơ MHĐ), Trái Tim Đau (Thơ MHĐ), Dòng Nhạc Chiều (Thơ Hồng Vũ Lan Nhi), Xa Rời Quê Hương (Thơ Phạm Quang Minh), Trọn Đời Yêu Nhau (Thơ Laura Golberg & Trần Việt Hải), vân vân.

             Lê Mộng Nguyên là thành viên của « Hội Pháp quốc Hiến Pháp luật » (Association française de droit constitutionnel), « Hội những Nhà văn Pháp ngữ » (Association des Écrivains de Langue française), « Hội những Nhà văn Chiến đấu » (Association des Écrivains Combattants), « Hội những người sáng tác và xuất bản âm nhạc » (SACEM)… Ông đã được tưởng thưởng những huy chương : Chevalier dans l’Ordre des Palmes Académiques (1979), và Officier dans l’ordre des Palmes Académiques (1985). Được vinh danh trong Vẻ Vang Dân Việt (The Pride of The Vietnamese) Tuyển Tập IV – 1998 (Trọng Minh – California USA).

Lê Mộng Nguyên (Paris, ngày 05 th.04-2009)
__________________________________

       

BIOGRAPHIE
de Lê Mộng Nguyên
*****

Docteur d’État ès sciences politiques, lauréat de la Faculté de droit et des sciences économiques – Panthéon Sorbonne (Prix de Thèse de doctorat d’État en 1963), ancien diplomate, ancien avocat à la Cour et maître de conférences – directeur responsable pédagogique  du Département d’Administration Économique et Sociale (A.E.S.) à l’Université de Paris 8-Saint Denis, professeur conférencier à l’IHESI et au CHEAM, Lê Mộng Nguyên est membre de l’Académie des Sciences d’Outre-Mer (France) depuis le 5 décembre 1997 (élu dès le premier tour par 81 voix sur 90 votants, en remplacement de SM Bảo Đại décédé le 31 juillet 1997) et sociétaire de l’Association des Écrivains de Langue Française (ADELF), membre de l’Association des Écrivains Combattants (AEC), de l’Association Française de Droit Constitutionnel (AFDC) et de la Société des Auteurs-Compositeurs et Éditeurs de Musique (SACEM), et Officier dans l’Ordre des Palmes Académiques (décret du Premier ministre en date du 1er juillet 1985).   

Juriste et politologue, journaliste écrivain-Directeur culturel du mensuel « Đối Lực-Viet Opposing Centres’Forum » et de la Revue trimestrielle « Khai Thác Thị Trường & Phúc Trình Doanh Thương V.N.-Viet Marketing & Business Report » (Toronto – Canada), et conseiller de Radio Free Vietnam – New Orleans (USA) & spécialiste des questions constitutionnelles nationales et internationales ainsi que des problèmes de l’Asie du Sud-Est, le Prof.- Dr Lê Mộng Nguyên a publié plusieurs ouvrages qui font autorité : La Constitution de la Ve République, de Charles de Gaulle à François Mitterrand (4e édition, 518 pages - Paris 1989), L’État et la Constitution (Besançon 1972), Contribution à la théorie de la Constitution souveraine par le peuple (Paris 1971),  Les systèmes politiques démocratiques contemporains (4e édition 1994), Initiation au droit (1996), La Constitution de 1958 (1996), Le budget de l’Etat (1997), Finances publiques (1997), Le mouvement de constitutionnalisme vietnamien (ESSAYS in honour of GEORGIOS I. KASSIMATIS, ouvr. coll. de 1002 pages, publié par l’Université d’Athènes (2004), Droit constitutionnel et institutions politiques (Annales du Droit 1993, 1994 et 1995), La loi nouvelle : résumé, analyse et commentaire, tome III (ouvrage collectif, 1997) et tome IV (1998), Lois et décrets, Texte intégral, Résumés, Analyses et commentaires, Volume I : Décembre 1997-Avril 1998 (ouvr. coll., 1998), Classes sociales et mouvements politiques au Vietnam de 1919 à 1939 (Prix de thèse, 1963), Les agglomérations urbaines dans les Pays du Tiers Monde (ouvr. coll. de 1085 pages, Éd. de l’INCIDI, Bruxelles 1971), Le Vietnam au présent (ouvr. coll.,  Paris 1992)... Ces œuvres ont été éditées par : Sciences & Techniques Humaines, Ledrappier, Dalloz, L’Hermès, Institut de sociologie de l’Université libre de Bruxelles, Đường Mới-La Voie nouvelle, L’Harmattan, etc. Il est également l’auteur d’environ  200 chroniques sur les Constitutions et la Démocratie, parues dans des revues bien connues en Europe  telles que : Politique, Revue du Droit public et de la science politique en France et à l’étranger, Civilisations, Approches-Asie (Economica), Alternances, Échos de l’édition juridique, Légis-France, Lois et Décrets (L’Hermès) et dans des journaux bilingues ou trilingues destinés aux Vietnamiens d’outre-mer : Quê Mẹ (Pays natal), Tiếng Sông Hương (La voix de la Rivière des Parfums), Tin Tức (Nouvelles du Pays), L’Appel de la Nation, Le Médecin du Vietnam, Vietnam-Forum, les revues sur les Droits de l’Homme du RP Trần Thanh Giản en France et de Lâm Lễ Trinh aux Etats-Unis, etc. Lê Mộng Nguyên a récemment publié : Une histoire d’amour - Nguyễn Thái Học-Mademoiselle Giang (traduction française d’un récit historique de Trân Quan Long & Linh Linh Ngoc, « Gió Đông-Vent d’Est Éditeur », California 2004), Contes philosophiques d’Asie chez L’Harmattan Éditeur, Paris 2005, Nhà Văn Hải Ngoại Tập 1 (Les écrivains vietnamiens d’Outre-Mer).

Auteur-compositeur, Lê Mộng Nguyên a écrit une chanson devenue très célèbre (immortelle selon les médias) intitulée Trăng Mờ Bên Suối (Lune vague sur la source des montagnes) à l’âge de 19 ans (v. son intervention à l’Académie des Sciences d’Outre-Mer suite à la conférence « Mendès-France et la décolonisation » d’Éric Roussel, reproduite dans MONDES ET CULTURES Compte rendu annuel des travaux de l’Académie des Sciences d’Outre-Mer, Tome LXVII-2007-VOLUME 1, LES SÉANCES, pages 133-134).  C’est « l’oeuvre la plus prestigieuse de Lê Mộng Nguyên et dont la rédaction a été faite, le 13 novembre 1949 d’un seul jet, en 30 minutes environ, tant en musique qu’en paroles (simultanément), sur du papier millimétré d’un cahier plein de notes du cours de Physique-Chimie prises la veille et ce afin d’exprimer tout son amour pour celle qu’il aimait (et qui allait devenir son inspiration dans un certain nombre de ses créations sur Huế et la Région du Centre) et toute la nostalgie de la Rivière des Parfums et de la Montagne Ngự Bình, avant son départ pour la France en octobre 1950. Plus tard, lors de leurs retrouvailles aux Etats-Unis (chacun ou chacune de son côté s’étant marié ou mariée), les deux familles vont malgré tout devenir très amies. C’est le compositeur-chanteur Thu Hồ qui fut le premier à présenter Trăng Mờ Bên Suối sur les ondes de Radio France-Asie en novembre 1949. C’est Lê Mộng Nguyên qui fut le premier à écrire des chansons sur Huế, la Région du Centre, louangeant ainsi la ville où il est né et a grandi, pleine de souvenirs de son enfance et adolescence » (THE PRIDE OF THE VIETNAMESE by Trong Minh, Selection IV, December 1998).

Lê Mộng Nguyên (Paris, le 05 avril 2009)

Nota.- V. en appendice l’intervention de l’académicien Lê Mộng Nguyên le 02/03/2007 à l’ASOM sur La chanson « Trăng Mờ Bên Suối » (Lune vague sur la source des montagnes) et les accords de Genève de 1954.